Relay
Tên gọi khác: Rơ le.
Relay là gì?
Relay là một công tắc điện cơ bản, sử dụng tín hiệu điện để điều khiển một nam châm điện, từ đó đóng hoặc mở các tiếp điểm.
Cấu tạo của relay
Thông thường, một relay sẽ có cấu tạo bao gồm các thành phần chính:
- Electromagnet: Nam châm điện
- Mechanically movable contact: Thanh kim loại nằm giữa nam châm điện để di chuyển các tiếp điểm
- Contactors: Các tiếp điểm
Nguyên lý hoạt động của relay
Khi relay được cung cấp dòng điện vào cuộn dây nam châm điện, nam châm điện hoạt động, tạo ra một lực từ trường tác động lực lên thanh kim loại nằm giữa nó.
Thanh kim loại sẽ di chuyển và chuyền lực lên các tiếp điểm. Các tiếp điểm khi đó sẽ thay đổi so với trạng thái ban đầu.
Khi ngắt dòng điện đến cuộn dây nam châm điện, lực từ tính mất đi, các tiếp điểm sẽ trở về trạng thái ban đầu.
Có 3 loại tiếp điểm:
- Tiếp điểm thường mở (NO)
- Tiếp điểm thường đóng (NC)
- Tiếp điểm chung (COM)
Các loại relay
Có rất nhiều các loại relay khác nhau. Một số loại phổ biến thường gặp:
- Electromagnetic Relay: rơ le điện từ
- Latching relay: Rơ le chốt
- Thermal relay: Rơ le nhiệt
- Reed relay
- High voltage relay: Rơ le cao áp
- Time relay: Rơ le thời gian
- Current and voltage relay: Rơ le đo lường
- Differential relay: Rơ le vi sai
- Distance relay: Rơ le khoảng cách
- Frequency relay: Rơ le tần số
- Polarized relay: Rơ le phân cực
- Microprocessor-based relay
- Sequence relay: Rơ le tuần tự
- Rotary relay: Rơ le quay
- Moving coil relay
- Target annunciator relay
- Flash relay: Rơ le chớp
- Buchholz relay
- Safety relays: Rơle an toàn
- Ground fault relay: Rơ le sự cố nối đất
- Supervisory relay: Rơ le giám sát
- Solid state relay: Rơ le trạng thái rắn
- Power factor relay: Rơ le hệ số công suất
Relay là một trong những thiết bị điện được sử dụng thường xuyên nhất trong các hệ thống điện. Trên thực tế, không có ngành công nghiệp nào có thể hoạt động nếu không có relay.